Luật an ninh mạng 2018 quy định rõ hành vi phá hoại trên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam

Toán tử trong Python

Toán tử trong Python 



Trong toán học, một toán tử (tiếng Anh operator, phân biệt với operation - phép toán) là một hàm, thông thường có một vai trò quan trọng trong một lĩnh vực nào đấy. Chẳng hạn trong đại số tuyến tính có "toán tử tuyến tính" (linear operator). Trong giải tích có "toán tử vi phân" (differential operator)... Thông thường, một "toán tử" là một hàm tác động lên các hàm khác; hoặc nó có thể là tổng quát hóa của một hàm, như trong đại số tuyến tính.

Tên toán tử hoặc ký hiệu toán tử là một cách ghi chép hình thức của toán tử ấy. Khi không thể bị lầm lẫn, tên toán tử hoặc ký hiệu toán tử có thể phản ánh thông tin ngắn gọn về toán tử ấy. Tuy nhiên, lưu ý rằng, toán tử là một đối tượng toán học không phụ thuộc vào cách ghi chép nó. Nguyên nhân để một số toán tử gắn liền với ký hiệu của nó là chúng đã gần như các ký hiệu tiêu chuẩn.

Một ví dụ về toán tử là toán tử vi phân. Toán tử tương ứng có ký hiệu là d, khi đặt trước hàm khả vi f, biểu thị rằng hàm này khả vi theo biến đứng sau d.

Một toán tử có thể tác động lên một số toán hạng (operand, input) nhưng thông thường chỉ tác động lên một toán hạng.

Một toán tử cũng có thể gọi là một phép toán (operation), nhưng theo một quan điểm khác. Chẳng hạn ta thường nói "phép toán cộng" (nhưng ít nói "toán tử cộng") khi ta quan tâm đến các hạng tử và kết quả của chúng. Ta nói "toán tử cộng" khi quan tâm đến quá trình cộng hoặc trong một bối cảnh trừu tượng hơn.

Toán tử nếu là hàm một biến được gọi là toán tử một ngôi (unary operator), là hàm hai biến được gọi là toán tử hai ngôi (binary operator), hàm 3 biến là toán tử 3 ngôi(Ternary operator ), hàm nhiều biến hơn được gọi là toán tử đa ngôi (n-ary operator).

Toán tử trong Python 

Cũng giống như các ngôn ngữ lập trình khác. Python hỗ trợ và hỗ trợ cực tốt về mặt Toán học. Vì Python là ngôn ngữ được xây dựng để giúp các nhà Toán họ dễ dàng làm việc hơn .

Python hỗ trợ các loại toán tử sau đây :

  • Toán tử số học [ Arithmetic Operators ]
  • Toán tử quan hệ [ Comparison (Relational) Operators ]
  • Toán tử gán [ Assignment Operators ]
  • Toán tử logic [  Logical Operators ]
  • Toán tử Membership [ Membership Operators. ]
  • Toán tử Biwter  [ Bitwise Operators ]
  • Toán tử xác thực [ Indentity Operators ]

A. Toán tử số học [ Arithmetic Operators ]


Toán Tử Mô Tả
+ Phép cộng
- Phép trừ
* Phép nhân
/ Phép chia
// Phép chia làm tròn
% Phép chia lấy dư
** Dấu mũ [ Ex : 2 ** 2 = 4 ]


B. Toán tử quan hệ [ Comparison (Relational) Operators ]


Toán Tử Mô Tả
< So sánh bé
> So sánh lớn
<= So sánh bé hơn hoặc bằng
>= So sánh lớn hơn hoặc bằng
== So sánh bằng
% So sánh không bằng
!= So sánh không bằng - Khác
<> So sánh không bằng

Toán tử quan hệ thường được dùng trong các câu lệnh điều kiện và có nhiệm vụ so sánh hai giá trị với nhau . Kết quả trả về là True nếu so sánh đùng và False nếu sai

C.Toán tử gán [ Assignment Operators ]


Toán Tử Mô Tả
= Phép gán
+= Cộng rồi gán trị trị cho đối tượng
-= Trừ và gán giá trị cho đối tượng
*= Nhân và gán
//= Chia làm tròn và gán
**= Lấy số mũ và gán
%= Chia lấy phần dư và gán
/= Chia và gán

Ví dụ : 
# Gán a = 10

 a = 10

# Chia a cho 2 và lấy giá trị vừa thu được gán vào a

a /=2
Phép gán được dùng để gán giá trị đối tượng này cho đối tượng khác

D. Toán tử logic [  Logical Operators ]


Toán Tử Mô Tả
and Phép [ và ] . Nếu hai giá trị đúng thì trả về True
or Phép [ hoặc ] . Nếu một trong hai giá trị là đúng thì trả về True
not Dùng đảo ngược trạng thái logic True hoặc False của đối tượng

Ví dụ : 
a = 6
b = 7
a and b == 10 # Trả về False
a not b # Trả về True 
E. Toán tử Membership [ Membership Operators. ]


Toán Tử Mô Tả
in Tả về True nếu đối tượng thuộc một dãy các biến
Ngược lại , trả về False
not in Trả về True nếu đối tượng không nằm trong trong dãy các biến .
Ngược lại trả về False

Toán tử Membership dùng để kiểm tra xem biến - đối tượng có thuộc - nằm trong dãy các biến [ list ] hay không . 

Ví dụ : 
>>> list = [ 1,2,3,4,5]
>>> a = 56
>>> a in list
False
>>> a not in list
True
>>> 
F. Toán tử xác thực [ Indentity Operators ]


Toán Tử Mô Tả
is Trả về True nếu a == b và ngược lại là False
is not Trả về True nếu a != b và ngược lại là False

Toán tử khai thác dùng để xác định xem hai đối tượng có bằng nhau hay không . 

Ví dụ : 
>>> a = 10
>>> b = 20
>>> a is b
False
>>> a is not b
True
G. Toán tử Biwter  [ Bitwise Operators ]

Đây có vẻ là phần toán tử khá bất tiện khi sử dụng và ít khi được sử dụng . Nên ta tạm thời không đụng đến toán này. Bài sau sẽ có một bài dành riêng cho Toán tử Biwter . 

OK ! DONE 

[ “Ngày hôm qua chúng ta không thể lấy lại, nhưng ngày hôm nay là ngày chúng ta có thể chiến thắng hoặc thất bại” ]